Tin trong ngành
Lỗ EVN không liên quan đến lương

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, khoản lỗ mà EVN gánh hoàn toàn không liên quan đến quản trị doanh nghiệp (trong đó có vấn đề chi trả lương cho cán bộ, nhân viên).
 >>  Lãnh đạo EVN trần tình về lương khủng
 >>  EVN: đầu tư 100 - lãi 1, lương vẫn 13,7 triệu đồng/tháng
Lỗ EVN không liên quan đến lương (ảnh minh họa).
 
Khép lại năm 2011, trong bối cảnh kinh tế chung gặp nhiều khó khăn, câu chuyện lương cao, lương thấp của ngành điện nói riêng và tại các tập đoàn nhà nước nói chung đã trở thành tâm điểm chú ý dư luận trong những ngày vừa qua.

 

Đặc biệt, với ngành điện, trong khi liên tục kêu lỗ và đòi tăng giá điện để bù lỗ thì “nhà đèn” này vẫn chi trả cán bộ, công nhân viên mức lương cao hơn hẳn so với mặt bằng của đại bộ phận người dân Việt Nam hiện nay. Điều này đã vấp phải không ít những phản ứng trái chiều.

 

Trao đổi trong một chương trình truyền hình trực tuyến chiều 6/1, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, khoản lỗ mà EVN gánh hoàn toàn không liên quan đến quản trị doanh nghiệp (trong đó có vấn đề trả lương cho cán bộ, nhân viên).

 

Phát biểu của ông phần nào trả lời cho những thắc mắc mà đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) và một số đại biểu Quốc hội khác nêu ra trong phiên chất vấn ngày 24/11/2011. Bà Nga từng đặt vấn đề, phải chăng từ độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp, EVN đã khiến người tiêu dùng không những phải gánh chịu những khoản lỗ do hoạt động yếu kém của Tập đoàn mà còn phải chịu cả những khoản lỗ do thất thoát điện năng, do đầu tư ngoài ngành và do việc trả lương thưởng cao cho nhân viên nội bộ Tập đoàn.

 

“Pháp lý và đạo lý nào cho vấn đề này? Việc đề nghị tăng giá điện như vậy có minh bạch không?” - vị đại biểu này đã nói gay gắt trước nghị trường như vậy.

 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hoàng biện dẫn, mấu chốt của vấn đề này là do EVN vừa phải kinh doanh vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao nên không tránh khỏi lỗ. “Lỗ vừa qua của ngành điện là lỗ kinh doanh điện, đây là lỗ chính sách” - lãnh đạo ngành công thương nhấn mạnh.

 

Tiền lương ngành điện do Bộ LĐTBXH quyết định

 

Quản trị lương là lĩnh vực mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) được Chính phủ giao chức năng là cơ quan đầu mối.  Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước,  Bộ Công Thương chỉ tham gia, không quyết định và cũng không quy định về lương.

 

Căn cứ phê duyệt mà bộ LĐTBXH áp cho EVN là dựa trên các chỉ tiêu sản xuất và kinh doanh điện. Đơn cử, năm 2010, kế hoạch giao cho ngành điện là hơn 90 tỷ kWh. Bộ LĐTBXH đưa ra đơn giá tiền lương là 5.434 đồng/1.000 kWh, nhân lên với hơn 90 tỷ kWh sẽ ra đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương cho công ty mẹ của Tập đoàn.

 

“Như vậy, câu chuyện liên quan tới tiền lương của ngành điện, với tư cách là doanh nghiệp nhà nước, do các cơ quan quản lý nhà nước mà chủ trì là Bộ LĐTBXH kiểm tra và quyết định” - ông nói.

 

Bộ Công Thương có trách nhiệm tham gia khi xem xét đăng ký kế hoạch của ngành điện, bao gồm chuyện tiền lương, nhưng tiếng nói quyết định và chủ trì vẫn là Bộ LĐTBXH.

 

Hiện tại, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra, khi có kết quả sẽ thấy việc thực hiện của ngành điện trong vấn đề tiền lương như thế nào.

 

Trước đó, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng có phân tích trước Quốc hội, căn cứ để phân ra mức lương cao hay thấp dựa vào ba yếu tố: so sánh với mức thu nhập bình quân người làm công ăn lương của cả nước, so sánh với cùng loại hình sản xuất kinh doanh, và so sánh cùng khu vực doanh nghiệp.

 

Điện lực là lĩnh vực đặc thù, nguy hiểm và khá độc hại, do vậy, lương trả cho lĩnh vực này có tới 25% được trả cho phụ cấp an toàn, độc hại.

 

Còn theo quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, cũng tại phiên thảo luận này, ông khẳng định: “Quan trọng là tiền lương phù hợp với năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh”.

 

Số liệu công bố mới đây của Bộ Công thương cho thấy, trong năm 2011, lương trung bình của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cao nhất với 16,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,5% so với năm 2010. Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn chi “mạnh tay” không kém với 9,7 triệu đồng/người/tháng.

 

Gây xôn xao dư luận là vậy nhưng mức lương tại EVN cũng mới chỉ đứng thứ ba với 8,6 triệu đồng/người/tháng, cao hơn không nhiều so với mức lương bình quân toàn ngành năm 2010 là 8,3 triệu đồng/tháng.

 

Bích Diệp

 
 
 
 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giá xăng dầu nên được điều hành như thế nào?

Xem tin khác [Quay lại]
Thư viện hình ảnh
Văn phòng công ty
Bộ phận sản xuât
Kho cáp bọc
Hình ảnh nhà kho cáp nhôm
Hình ảnh nhà xưởng
Đối tác - Khách hàng

 

 

 

 



Thông tin hữu ích
Liên kết trang Tỷ giá ngoại tệ
(Nguồn: EXIMBANK) Thông tin thời tiết
Ảnh đẹp Hà Nội
Tháp rùa Hồ Gươm
Chùa Trấn Quốc
Hoa lộc vừng Hồ Gươm
Quốc tử giám