Tin trong ngành
Việt Nam giàu gió nhất Đông Nam Á

 

Nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các giải pháp năng lượng gió đánh giá rằng Việt Nam sở hữu tài nguyên gió dồi dào nhất khu vực, và tin rằng Việt Nam sẽ phát triển năng lượng gió thành công.



Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió. Ảnh: VnExpress

 

Nhân các hoạt động trong chuyến thăm của Thái tử Đan Mạch và tuần lễ môi trường hai nước, ông Sean Sutton, Chủ tịch Công ty Vestas Châu Á Thái Bình Dương đã có buổi trả lời phỏng vấn.


- Đan Mạch đã giúp Việt Nam phát triển điện gió như thế nào thưa ông?


- Đan Mạch đang giúp Việt Nam triển khai về mặt công nghệ điện gió, như sáng nay, chúng ta đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận giữa Công ty Vestas và Công ty CS Wind của Việt Nam. Vestas sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường nội địa.


Về phía chính phủ, chính phủ Đan Mạch đã giúp chính phủ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió. Chúng tôi quan tâm đến tính minh bạch, quan hệ đối tác lâu dài và tính chắc chắn.


Tôi cũng xin nói thêm một thông tin khác, Đan Mạch đã ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác về Tăng tưởng xanh với Việt Nam. Đan Mạch là quốc gia dẫn đầu thế giới về giải pháp tăng trưởng xanh, đặc biệt là năng lượng gió, chúng tôi chắc chắn rằng giải pháp của Đan Mạch sẽ giúp Việt nam trở thành quốc gia về năng lượng gió.


-
Tại sao ông lại chọn Việt Nam để đầu tư về lĩnh vực này?


- Chúng tôi đã có kinh nghiệm phát triển hơn 30 năm liên quan đến năng lượng này. Chúng tôi thấy rằng, để phát triển năng lượng gió hiệu quả nhất cần đảm bảo hai tiêu chí: tin cậy và dự đoán được. Chúng tôi cũng đã sản xuất 45 nghìn tua-bin ở 67 quốc gia trên khắp châu lục.


Việt Nam là thị trường mới để phát triển năng lượng gió. Việt Nam cũng là ví dụ điển hình để phát triển nguồn năng lượng này. Đặc biệt, Việt Nam đang là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên gió dồi dào nhất Đông Nam Á, tập trung tiềm năng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.


Bản thân chính phủ Việt Nam cũng có chính sách phát triển nguồn năng lượng này, đó là chính phủ đã phê duyệt chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020-tầm nhìn 2050 với mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Bản thảo Khung chính sách cho phát triển địên gió đã được hoàn thành trình Chính phủ phê duyệt.


Ngoài ra, chúng tôi có có niềm tin ở Công ty Vestas.Vestas sẽ trở thành đối tác giúp nước các bạn xây dựng những trang trại gió ổn định, góp phần đáp ứng yêu cầu về năng lượng của đất nước và sự thịnh vượng của người dân. Gió là tất cả với chúng tôi.


Việt Nam đang đối phó với thiếu điện do nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt dần. Trong khi nguồn năng lượng gió không thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Do đó phát triển năng lượng gió đang là hướng đi đúng của Việt Nam.


- So với nguồn năng lượng tái tạo khác như mặt trời, thủy điện, năng lượng gió có ưu điểm gì nổi trội?


- Đó là khả năng thiết lập các nhà máy phong điện rất nhanh, chúng tôi có thể thiết lập các trang trại phong điện trong 16-18 tháng. Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch, có thể dự đoán và nó là hướng đi chính trong tương lai.


Phát triển năng lượng gió ở Việt Nam góp phần vào tăng trưởng kinh tế công nghiệp, tạo ra việc làm xanh trong nước. Do đó, các trang trại gió chất lượng cao và ổn định có thể và nên là bộ phận quan trọng trong tổ hợp phát điện ở Việt Nam


- Ông thấy ở Việt Nam sẽ gặp trở ngại gì khi phát triển năng lượng gió?


- Tôi nghĩ rằng, bước đi ban đầu của Việt Nam là tốt với mục tiêu vừa phải. Nhưng sẽ có một số khó khăn mà các bạn gặp phải, đó là có chính sách phát triển nhưng làm thế nào để đưa vào cuộc sống và vận dụng nó không dễ. Mặt khác, để có dự án phát triển năng lượng gió thành công cần hỗ trợ và nỗ lực của các bên tham gia, làm thế nào để dự án này mang doanh thu cao.


Tiềm năng gió ở Việt Nam phân bố không đều, thời tiết thiên tai lớn ảnh hưởng tới nguồn năng lượng gió. Tiếp đó là công nghệ cho năng lượng tái tạo nói chung đòi hỏi hiện đại.


Điểm lưu ý nữa, đó là giáo dục cộng đồng, để người dân hiểu được dự án điện gió không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của họ. Giáo dục cho người dân hiểu được thế nào là tua-bin, vòng quay, tất cả yếu tố thiết lập phong điện để giới thiệu cho dân địa phương. Cuối cùng là sự tham gia của các bên gồm hai chuỗi là chuỗi cung và chính phủ, nếu hai chuỗi này có mối quan hệ tốt sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.


- Đầu tư cho phong điện đắt hơn so với đầu tư cho các ngành tái tạo khác, điều này đưa đến những khó khăn gì với thị trường như Việt Nam?


- Đầu tư phong điện ban đầu cũng đắt hơn so với ngành khác do đây là công nghệ mới. Nhưng theo tính toán của các nhà đầu tư năng lượng sạch trên thế giới, năng lượng gió trên bờ có chi phí thấp nhất, chứ không cao như mọi người nghĩ. Trong quá trình xây dựng, một số chi phí về bảo dưỡng có thể biến động theo thời gian, có thể thay thế phương án khác.


Trong tương lai, nhiên liệu hóa thạch có mức biến động rất lớn, giá cả sẽ tăng cọt khi nguồn cung hạn chế, lúc này năng lượng gió không kém cạnh tranh so với năng lượng khác. Tại Việt Nam, chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nhà cung ứng trên toàn cầu, hỗ trợ tối đa cho Việt Nam.


Việt Nam là nước đang phát triển nhưng vẫn có thể phát triển điện gió. Bởi Việt Nam đang khởi sự với ý nghĩ "tích tiểu thành đại", các bạn làm từ bước nhỏ, từ dự án mang tính thử nghiệm xem xét khả năng tài chính, sau đó mới đi vào xây dựng, vận hành nhà máy. Tôi hoàn toàn tin tưởng Việt Nam có thể phát triển năng lượng gió.

Theo: VnExpress

Xem tin khác [Quay lại]
Thư viện hình ảnh
Văn phòng công ty
Bộ phận sản xuât
Kho cáp bọc
Hình ảnh nhà kho cáp nhôm
Hình ảnh nhà xưởng
Đối tác - Khách hàng

 

 

 

 



Thông tin hữu ích
Liên kết trang Tỷ giá ngoại tệ
(Nguồn: EXIMBANK) Thông tin thời tiết
Ảnh đẹp Hà Nội
Tháp rùa Hồ Gươm
Chùa Trấn Quốc
Hoa lộc vừng Hồ Gươm
Quốc tử giám