Tin trong ngành
Ứng dụng thành tựu 4.0 xây dựng ngành điện hiện đại

 

Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT và viễn thông dùng riêng (VTDR) đang được Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đẩy mạnh trong việc cải tiến phương thức điều hành quản trị DN, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng để từ đó xây dựng ngành điện hiện đại.


Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Nhận thức được vai trò đặc biệt của CNTT và VTDR làm nền tảng hạ tầng cho định hướng phát triển và hiện đại hoá mọi mặt của các đơn vị, EVN SPC đã xác đây là 2 yếu tố quan trọng không thể thiếu của từng đơn vị để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đưa doanh nghiệp thay đổi mạnh về tăng năng suất lao động, ứng dụng công nghệ hướng đến doanh nghiệp (DN) điện tử.
 
Theo đó, EVN SPC đã quy hoạch và đầu tư kiện toàn hạ tầng CNTT, VTDR tại từng đơn vị; chú trọng và triển khai mang tính liên kết giữa chính sách quản lý và hạ tầng hệ thống, cơ sở dữ liệu, hệ thống hạ tầng, các phần mềm được giám sát chặt chẽ, thường xuyên; triển khai ứng dụng các phần mềm lõi của EVN, các phần mềm dùng chung của EVN SPC được thực hiện đồng bộ kịp thời và phát huy hiện quả thiết thực đến người dùng cuối là từng cán bộ nhân viên để giảm chi phí, tăng năng suất lao động.
 
Về CNTT, EVN SPC đã hoàn thiện website chăm sóc khách hàng với 100% dịch vụ điện trực tuyến; triển khai các chương trình văn bản điện tử-chữ ký số, cổng thông tin nội bộ, quản lý dự án vốn vay ODA; đẩy mạnh dịch vụ thông báo tiền điện qua email, ứng dụng trên thiết bị di động, cổng thanh toán tiền điện trực tuyến...
 
Đối với hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm từ xa (MDMS), tính đến cuối năm 2017 đã triển khai gần 2 triệu công tơ điện tử công nghệ (PLC, GPRS, RF). Qua hệ thống này đã có thể kiểm soát được dữ liệu đo đếm chiếm trên 65% sản lượng điện thương phẩm toàn EVN SPC, hướng đến phương thức quản lý điều hành hiệu quả hơn.
 
Về hệ thống máy chủ tập trung tại EVN SPC, tính đến hết năm 2017 toàn Tổng công ty có trên 500 máy chủ đã được quy hoạch, phân bổ tài nguyên khai thác sử dụng tối ưu đáp ứng tốt cho việc triển khai các hệ thống lõi theo định hướng của EVN.
 
Song song với nâng cao ứng dụng CNTT, EVN SPC đã mở rộng VTDR phục vụ cho các hoạt động gồm đường truyền phục vụ cho công tác quản trị, điều hành kinh doanh và đường truyền phục vụ cho các kênh SCADA, TBA 110 kV không người trực.
 
Trong tháng 11/2017, EVN SPC đã phối hợp Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc hoàn tất công tác bàn giao, tiếp nhận quyền sử dụng 2 sợi quang thuộc tuyến cáp ngầm 110kV Hà Tiên-Phú Quốc và chủ động xây dựng vào vận hành phần mềm quản lý cáp quang và kênh truyền (OTMS) trong toàn Tổng công ty.
 
Để các ứng dụng về CNTT và VTDR đạt hiệu quả cao trong quá trình nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ của ngành, Tổng công ty xác định kế hoạch năm 2018 sẽ tập trung vào CNTT, VTDR làm nền tảng và đi trước một bước trong các lĩnh vực hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất trong toàn đơn vị.
 
Cụ thể, xây dựng Trung tâm điều hành sản xuất kinh doanh của EVNSPC theo hình thức quản lý điều hành hiệu quả các mặt hoạt động qua kết xuất tự động kết quả các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, Tổng công ty cung ứng dịch vụ “Người quản lý” hỗ trợ sử dụng điện an toàn, hiệu quả bằng việc chủ động cung cấp dịch vụ đến 100% khách hàng trạm chuyên dùng về tình hình sử dụng điện có phân tích hiệu quả sử dụng qua phần mềm và gửi qua hệ thống email của khách hàng... để khách hàng chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh được hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 
 
Đồng thời, cải tiến công tác thanh toán tiền điện hướng đến thay đổi đần hình thức thanh toán tiền mặt bằng thanh toán qua ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian với mục tiêu trong năm 2018 phấn đấu đạt tỷ lệ trên 70% khách hàng nộp tiền qua các hình thức trên và cải tiến công tác tra cứu chỉ số tiêu thụ điện bằng các công nghệ mới.
 
Đặc biệt, EVN SPC sẽ bám sát tiến độ xây dựng trung tâm hành chính công của các địa phương 21 tỉnh phía Nam để chủ động kết nối liên thông 1 cửa đến trang web dịch vụ công của các UNBD địa phương nhằm đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cấp điện đối với khách hàng, đồng thời hoàn thành kế hoạch cải cách thủ tục hành chính của ngành điện.
 
Đối với công tác VTDR, sẽ  duy trì và phát triển mạng truyền dẫn hiện có trên nền IP Metro, kết hợp với mạng truyền dẫn dùng chung của EVN, hướng tới công nghệ băng rộng (WDM, metro ethenet) dung lượng kết nối mạng đường trục đến các tỉnh tối thiểu 10Gbps và nâng cấp theo nhu cầu tại từng giai đoạn. Đồng thời hoàn thiện mạng cáp quang dự phòng cho tất cả các đơn vị trong EVN SPC.
Theo: VGP News
Xem tin khác [Quay lại]
Thư viện hình ảnh
Văn phòng công ty
Bộ phận sản xuât
Kho cáp bọc
Hình ảnh nhà kho cáp nhôm
Hình ảnh nhà xưởng
Đối tác - Khách hàng

 

 

 

 



Thông tin hữu ích
Liên kết trang Tỷ giá ngoại tệ
(Nguồn: EXIMBANK) Thông tin thời tiết
Ảnh đẹp Hà Nội
Tháp rùa Hồ Gươm
Chùa Trấn Quốc
Hoa lộc vừng Hồ Gươm
Quốc tử giám