Tin trong ngành
Ứng phó với bão số 10: Tiếp tục duy trì xả lũ thủy điện Hòa Bình, Sơn La

 

Dự báo, chiều tối 15/9 đến rạng sáng 16/9, bão số 10 sẽ đổ bộ vào đất liền nước ta ở khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh

 
Đây là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất từ vài ba năm trở lại đây; khi vào bờ, cấp độ thiên tai là cấp 4 - chỉ đứng sau cấp siêu bão – (cấp 5).
 
Sáng nay (13/9), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10. 
 
Tại cuộc họp này, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Hồi 7h ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 đến 90 km/giờ), giật cấp 12.
 
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và mạnh lên. Đến 7h ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh khoảng 320km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 15.
 
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km.
 
Theo ông Hoàng Đức Cường nhận định, đây là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất trong vài năm trở lại đây khi vào bờ, cấp độ thiên tai cấp 4, tương đương bão khi vào bờ mạnh cấp 12-15, chỉ đứng sau cấp siêu bão là cấp 5. Bán kính bão rộng 150-200 km, khi cường độ bão cấp 13 sẽ mở rộng bán kính 200-250 km, vùng ảnh hưởng rộng 500km.
 
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo trung ương về PCTT Trần Quang Hoài cho rằng phạm vi bão đổ bộ rộng kèm theo mưa lớn, vùng bão đi qua đang có nhiều tàu thuyền hoạt động, đặc biệt là khu vực miền núi có độ  dốc rất nguy hiểm, vì vậy các biện pháp ứng phó phải chủ động và quyết liệt tránh tư tưởng chủ quan, đặc biệt trước  
 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, bão số 10 là cơn bão rất nguy hiểm, di chuyển nhanh, với ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên diễn biến khó lường, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Trong thời điểm các hồ chứa thủy điện đang xả lũ và những tổn thương do thiên tai gây ra ở các địa phương thời gian qua đã và đang được khắc phục, nay cộng thêm với tác động của bão sẽ làm tăng thêm những hậu quả khôn lường nếu chủ quan trong ứng phó.
 
Bộ trưởng – Trưởng ban yêu cầu, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương phải cập nhật thường xuyên về diễn biến bão để đưa ra dự báo sát thực tế, với độ chính xác nhất để tham mưu Ban chỉ đạo và thông tin kịp thời đến người dân và các địa phương. Nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là khẩn trương kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm từ vĩ độ 13 đến vĩ độ 19. 
 
Về đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tiếp tục xả hồ Sơn La 2 cửa đáy, hồ Hòa Bình xả 3 cửa đáy đồng thời phát điện tối đa tất cả các tổ máy 24/24h. Ngoài ra EVN phải chuẩn bị sẵn sàng phương án khi khi có lệnh của Ban Chỉ đạo để mở thêm các cửa xả đáy nếu như bão lớn và hoàn lưu bão gây mưa lớn. 
 
Bộ trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT thường xuyên theo dõi diễn biến bão, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt các biện pháp ứng phó khi bão đổ bộ. Cơ quan thông tấn báo chí cần tăng thời lượng phát sóng, thông tin liên tục về diễn biến bão số 10, công tác ứng phó của các địa phương để nhân dân nắm được...
 
Kim Thái/Icon.com.vn
Xem tin khác [Quay lại]
Thư viện hình ảnh
Văn phòng công ty
Bộ phận sản xuât
Kho cáp bọc
Hình ảnh nhà kho cáp nhôm
Hình ảnh nhà xưởng
Đối tác - Khách hàng

 

 

 

 



Thông tin hữu ích
Liên kết trang Tỷ giá ngoại tệ
(Nguồn: EXIMBANK) Thông tin thời tiết
Ảnh đẹp Hà Nội
Tháp rùa Hồ Gươm
Chùa Trấn Quốc
Hoa lộc vừng Hồ Gươm
Quốc tử giám