Tin trong nước
Cân nhắc gỡ khó thủ tục nhập khẩu ôtô, điện thoại

Thông tin này được Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 3/6.

iPhone 4 chính hãng do nhà mạng nhập khẩu về Việt Nam sẽ ngày một khó hơn. Ảnh: engadget.

Theo quy định tại văn bản số 197 của Bộ Công Thương từ 1/6, các mặt hàng gồm điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu ngoại chỉ được phép nhập khẩu về Việt Nam qua 3 cảng biển chính gồm Hải Phòng, TP HCM và Đà Nẵng. Việc làm này được Bộ Công Thương giải thích là nhằm hạn chế hàng lậu, kém chất lượng, gian lận thương mại... để bảo vệ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với doanh nghiệp, quy định mới này có thể khiến họ khó khăn hơn khi làm thủ tục nhập khẩu. Không chỉ giới hạn về cửa nhập khẩu, Bộ Công Thương còn yêu cầu doanh nghiệp khi làm thủ tục phải xuất trình thêm giấy chỉ định, ủy quyền của nhà phân phối. Các loại giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Quy định này được ban hành chưa lâu thì Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã có văn bản phản hồi và e ngại có thể trái với quy định thương mại quốc tế.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều nay, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên xác nhận rằng Bộ Công Thương có nhận được văn bản của Eurocham và một số đơn vị khác bày tỏ sự quan ngại và không đồng tình với thủ tục nhập khẩu tại văn bản 197. "Chúng tôi đã tiếp xúc với họ, tham vấn tiếp thu ý kiến để kiểm tra các văn bản đang ban hành có trái với cam kết quốc tế, trái với WTO. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ xử lý và thông báo cho đối tác", ông Biên nói.

Ông cho biết văn bản 197 được ban hành dưới dạng thông báo chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, Bộ Công Thương đang bàn với cơ quan chức năng về văn bản 197 cũng như các nội dung khác để thể chế hóa quy định.

Một văn bản khác do Bộ Công Thương ban hành cũng đang gây tranh cãi hiện nay là Thông tư 20. Có ít nhất 100 doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi không chính hãng đã gửi văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng vì lo ngại chính sách này sẽ khiến khoảng 1.700 doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phán sản. Thể hiện quan điểm sẵn sàng đối thoại với các nhà nhập khẩu liên quan đến các quy định trên, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cũng cho rằng việc siết nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô là cần thiết.

Ông lý giải thông tư 20 do Bộ Công Thương ban hành là nhằm thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ và lành mạnh hóa thị trường ôtô. Thời gian qua, xe nhập khẩu về thị trường tăng cao, ảnh hưởng đến giao thông và các chỉ số kinh tế khác. Chưa hết, xe nhập về nhiều nhưng không đảm bảo tiêu chí kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng sau bán hàng ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trước kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đang xem xét đến một số trường hợp đặc biệt nằm trong diện điều chỉnh của Thông tư 20 có hiệu lực thi hành từ ngày 26/6. Chẳng hạn, các trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng trước ngày 12/5 (thời điểm thông tư ban hành) nhưng hàng về sau ngay 26/6. Nếu doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ chứng minh được lô hàng này nằm trong hợp đồng ký từ trước, đã thanh toàn tiền, cơ quan chức năng có thể xem xét xử lý theo hướng áp dụng theo quy định cũ.

Hồng Anh

Xem tin khác [Quay lại]
Thư viện hình ảnh
Văn phòng công ty
Bộ phận sản xuât
Kho cáp bọc
Hình ảnh nhà kho cáp nhôm
Hình ảnh nhà xưởng
Đối tác - Khách hàng

 

 

 

 



Thông tin hữu ích
Liên kết trang Tỷ giá ngoại tệ
(Nguồn: EXIMBANK) Thông tin thời tiết
Ảnh đẹp Hà Nội
Tháp rùa Hồ Gươm
Chùa Trấn Quốc
Hoa lộc vừng Hồ Gươm
Quốc tử giám