Tin trong ngành
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Nâng cao khả năng phòng chống bão lũ

 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), ngay từ đầu năm 2017, dự báo bão lớn và thảm họa thiên tai hoàn toàn có thể xảy ra, do vậy việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục với thiên tai đã được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nâng cấp từ nhận thức, trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng đến các cơ chế và hành động.

 
Công nhân Công ty Điện lực Nam Định (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) kiểm tra việc cung cấp điện phục vụ các trạm bơm trên đại bàn huyện Vụ Bản. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Dự báo và thiên tai bất thường
 
EVNNPC quản lý vận hành, kinh doanh điện năng trên địa bàn 27 tỉnh và thành phố khu vực phía Bắc. Hầu hết các tỉnh có địa hình phức tạp, khoảng 2/3 diện tích là vùng rừng núi và khoảng 835km bờ biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Trung bình hàng năm có từ 7 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi vào khu vực các tỉnh miền Bắc. Trong nhiều năm gần đây, có nhiều trận mưa lớn tại các tỉnh vùng núi phía Bắc gây lũ quét, lũ ống và nhiều cơn bão đi vào các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh gây thiệt hại cho hệ thống lưới điện do EVNNPC quản lý.
 
Năm 2017, trong vòng 16 ngày đầu mùa mưa bão, thiên tai bão lũ đã diễn ra tại các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái và Sơn La gây thiệt hại nặng nề cho lưới điện phân phối tại các tỉnh này.
 
Lưới điện trung, hạ áp các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đã bị bão Talas (bão số 2) gây nhiều sự cố, làm gián đoạn cung cấp điện. Thiệt hại của ngành điện ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng. Theo đó, tại Thanh Hóa, ước tính ban đầu thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng. Hơn 2.000 cột điện hạ áp bị gẫy đổ kéo theo nhiều tuyến đường dây phân phối bị sự cố. Lưới điện trên địa bàn huyện Tĩnh Gia thiệt hại nặng nề nhất với số lượng 648 cột hạ áp bị gẫy và 19 cột trung áp bị nghiêng, đổ. Lưới điện tại các huyện Nông Cống, Như Thanh, Triệu Sơn, Hà Trung,...cũng bị hư hỏng làm gián đoạn cung cấp điện. Sau khi bão tan, các đơn vị điện lực đều nhanh chóng tổ chức lực lượng, huy động tối đa nhân lực để kiểm đếm và tiến hành khắc phục sự cố. Tại tỉnh Nghệ An, 19/20 đường dây trên địa bàn TP Vinh gặp sự cố, 10 cột trung thế và hàng trăm cột hạ thế bị gãy, đổ do bão. 
 

Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Đêm 2-8, rạng sáng ngày 3-8, trận lũ ống, lũ quét càn qua huyện Mường La (tỉnh Sơn La) và huyện Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái) đã gây thiệt hại nặng nề cho lưới điện ở các khu vực này, lũ quét đã cuốn trôi 27 cột điện hạ thế và 60 công tơ của khách hàng tại huyện Mù Cang Chải. Trận lũ ống, lũ quét rất lớn với tốc độ khủng khiếp, gần như cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của lũ. Các công trình công cộng như trường học, sân vận động... bị thiệt hại nặng nề, các cột điện hạ thế bị lũ cuốn phăng toàn bộ. Trong đó bị thiệt hại lớn tại xã Chế Cu Nha, Kim Nọi, Dế Xu Phình, Lao Chải và 1 phần thị trấn Mù Cang Chải.
 
Do ảnh hưởng của mưa to cục bộ kéo dài từ ngày 1 đến 3-8, trên địa bàn huyện Mường La đã xảy ra lũ quét, sạt lở làm ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện,  có 6 xã thuộc huyện Mường La gồm Ngọc Chiến, Nậm Păm, Chiềng Lao, Hua Trai, Mường Trai, Pi Toong và 1 phần Thị trấn Ít Ong bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Theo đó, 3 cột điện trung thế bị gẫy, đổ, nghiêng; 5 km đường dây bị đứt, trôi mất và 33 bộ xà, sứ các loại bị hư hỏng…; 50 cột điện hạ thể bị gãy, đổ, nghiêng, sạt lở; gần 1 km đường dây bị đứt, trôi mất; 50 bộ xà các loại bị hỏng. Số khách hàng bị mất điện là 7.788 khách hàng, trong đó có 767 khách hàng thuộc trung tâm huyện. Uớc thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng.
 
Ưu tiên cho phòng chống thiên tai
 

Nâng công suất các trạm biến áp quá tải trên địa bàn huyện Nam Trực. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Ngay khi bão tan, 100% quân số của Điện lực TP.Vinh đã có mặt tại hiện trường xử lý sự cố và ngay trong ngày đầu tiên, Điện lực Nghệ An đã cơ bản cấp điện trở lại cho khách hàng trong Thành phố; Công ty Điện lực Thanh Hóa đã khôi phục 8/16 lộ đường dây trung áp, cấp điện trở lại cho hơn 50% khách hàng của Điện lực Tĩnh Gia, khôi phục 18/63 lộ đường dây trung áp bị sự cố, cấp điện cho 6/12 trạm bơm đầu mối.
 
Số lượng cột bị gẫy, đổ chủ yếu nằm trong vùng nuôi tôm công nghiệp, Điện lực Tĩnh Gia đã báo cáo chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN (phòng chống tiên tai và tìm kiếm cứu nạn) huyện Tĩnh Gia chỉ đạo các xã có liên quan phối hợp tích cực với Điện lực để sớm khắc phục và cấp điện trở lại cho nhân dân.
 
Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc Hồ Mạnh Tuấn trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục tại các điện lực với mục tiêu khẩn trương khôi phục lưới điện, ưu tiên cấp điện cho trung tâm các huyện, xã và các phụ tải trọng điểm như: Bệnh viện, đài phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin liên lạc, các trạm bơm đầu mối...
 
Tại Tỉnh Sơn La, Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) cùng với Điện lực Mường La kiểm tra, thống kê, tổng hợp thiệt hại và lập phương án khắc phục sự cố. Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của PC Sơn La đã có mặt tại hiện trường để chỉ huy và khắc phục hậu quả nhưng do nhiều khu vực còn đang bị chia cắt, chưa tiếp cận được.
 

Công nhân Công ty Điện lực Nam Định cải tạo lưới điện xung yếu. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Phó Tổng Giám đốc EVNNPC Hồ Mạnh Tuấn cho biết, công tác ứng phó với thiên tai của EVNNPC luôn chú trọng: chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương. Trong đó, chủ động trong chỉ đạo điều hành và phối hợp từ Tổng Công ty đến các Công ty điện lực trong công tác phòng chống lụt bão đã đem lại hiệu quả ngày một tốt hơn.
 
Phòng ngừa chủ động không chỉ trong vận hành lưới điện mà ngay trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Từ khi lập dự án đã xem xét đến yếu tố thời tiết, thiên tai có thể xảy ra như sạt lở đất, bang tuyết, sương muối, đồng trũng, chịu mặn…Điển hình như trong đối phó với bão số 2 và lũ quét, lũ ống vừa qua xảy ra ở Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái và Sơn La, Ban chỉ đạo PCTT-TKCN của EVNNPC và các Công ty Điện lực đã theo dõi sát sao diễn biến của bão để kịp thời điều chỉnh, bổ sung vùng, phạm vi ảnh hưởng của bão, triển khai các phương án đối phó. Đặc biệt, tập trung nhân lực, vật tư thiết bị khôi phục lưới điện trong thời gian ngắn nhất để cấp điện trở lại nhằm ổn định đời sống sinh hoạt cho nhân dân và SXKD cho các doanh nghiệp.
 
Trong phương án PCTT-TKCN của EVNNPC có tính đến tình huống, khi bão đổ bộ, công trình điện lực bị phá hủy, đường giao thông bị chia cắt, các địa phương vùng thiên tai bị cô lập hoàn toàn, vì vậy, EVNNPC lập phương án 4 “tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.  Trong trường hợp các cột tiếp song điện thoại bị mất điện không tiếp được sóng điện thoại, các đơn vị  thống nhất chung một tần số khi sử dụng bộ đàm trong điều hành sản xuất để liên lạc.
 
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ, thiên tai hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ địa bàn nào, vì vậy, ngoài công tác vận hành thông thường, việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục với thiên tai đã được EVNNPC “nâng cấp” từ nhận thức, trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng đến các cơ chế và hành động của mọi cấp và từng CBCNV trong các đơn vị.
Thanh Mai/Icon.com.vn
Xem tin khác [Quay lại]
Thư viện hình ảnh
Văn phòng công ty
Bộ phận sản xuât
Kho cáp bọc
Hình ảnh nhà kho cáp nhôm
Hình ảnh nhà xưởng
Đối tác - Khách hàng

 

 

 

 



Thông tin hữu ích
Liên kết trang Tỷ giá ngoại tệ
(Nguồn: EXIMBANK) Thông tin thời tiết
Ảnh đẹp Hà Nội
Tháp rùa Hồ Gươm
Chùa Trấn Quốc
Hoa lộc vừng Hồ Gươm
Quốc tử giám