Tin xã hội
Tăng lương, lạy trời đừng tăng giá

(Tin tuc) - Điệp khúc lương rục rịch tăng nhưng giá đã đón đầu tăng trước luôn lặp đi lặp lại ở mỗi lần tăng lương.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Trong đó, giá thực phẩm, nhu cầu thiết yếu của người dân luôn thuộc top “nhảy” giá nhanh nhất trong tất cả các loại mặt hàng. Và lần tăng lương này, người dân lại hồi hộp nghe ngóng, lo lắng chuẩn bị tinh thần xem liệu giá cả có tăng nữa hay không khi mà mức giá của nhiều mặt hàng hiện nay đang khiến nhiều bà nội trợ lắc đầu ngao ngán, thở ngắn than dài: cứ thế này thì chết thôi, không thể chịu nổi nữa rồi và thậm chí giá của mớ rau, lạng thịt cũng đã được đem tận lên cả Quốc hội để đưa ra xem xét, mổ xẻ.

Chưa đến hẹn lại tăng lương

Cơn bão giá đang hoành hành suốt từ đầu năm đến nay chưa có dấu hiệu “ngừng lại” khiến đời sống người dân gặp không ít khó khăn, thậm chí nói thẳng ra một bộ phận không nhỏ dân ta bây giờ mang tiếng là kinh tế phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng thu nhập lại… cực kỳ chật vật.

Trước tình hình đó, nhằm giải quyết trước mắt những khó khăn của người lao động, ngày 22-8-2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định 70/2011/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương tối thiểu sau 2 tháng lấy ý kiến doanh nghiệp và các bộ ngành liên quan. Đây là đợt tăng lương thứ hai trong năm nay và được thực hiện sớm hơn kế hoạch 2 tháng. Việc tăng lương sớm được lý giải là nhằm hỗ trợ cho người lao động làm việc tại mọi loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh cá thể, công ty có vốn đầu tư nước ngoài... trong bối cảnh giá cả hàng hóa liên tục tăng cao, thu nhập người lao động tính ra không đủ để duy trì mức sống kể cả khi tằn tiện nhất.

Tăng lương, lạy trời đừng tăng giá, Tin tức trong ngày, tang luong, tang gia, diep khuc, tin tuc, tin hot, tin hay

Tăng lương, lạy trời đừng tăng giá

Theo đó, mức lương tối thiểu cao nhất áp dụng đối với vùng một là 2 triệu đồng, thay cho mức cũ 1,55 triệu đồng, áp dụng đối với doanh nghiệp FDI và 1,35 triệu đồng với doanh nghiệp trong nước. Vùng 2, lương mới áp dụng từ 1/10 sẽ là 1,78 triệu đồng, thay cho mức đang áp dụng 1,2-1,35 triệu đồng. Các vùng 3 và 4 còn lại áp dụng các mức lần lượt là 1,55 triệu đồng và 1,4 triệu đồng, thay cho mức 1,05-1,17 triệu đồng; 830.000 đồng và 1,1 triệu đồng đang áp dụng. Như vậy, so với lương tối thiểu vùng đang áp dụng, bảng lương mới có mức cao hơn từ 300.000 đồng đến 650.000 đồng một tháng.

Việc Chính phủ sớm ban hành Nghị định 70 điều chỉnh lương cho người lao động nhằm tháo gỡ những khó khăn trước cơn bão giá hiện nay là một quyết sách kịp thời, nhưng đi kèm với nó lại là nỗi lo muôn thưở: lương tăng, giá có tăng?

Tăng lương liệu có đủ sống?

Chúng tôi khảo sát tại một số chợ đầu mối, chợ bán lẻ lớn trong nội thành Hà Nội để xem sau quyết định tăng lương liệu giá cả có tiếp tục biến động.

Kết quả khảo sát khiến chúng tôi đã phải giật mình ngạc nhiên: giá thực phẩm gần như giữ nguyên, ổn định suốt cả tháng qua kể cả khi Nghị định 70 về việc tăng lương ban hành, nếu có tăng thì cũng tăng không đáng kể.

Cụ thể, thịt lợn và thực phẩm tươi sống trong vòng 1 tháng qua vẫn giữ giá từ 110.000 – 140.000 đồng/kg, thịt bò 180.000 – 185.000 đồng/kg, cá trắm 60.000 – 75.000/kg… Chỉ có rau xanh, rau sống và quả gia vị là có dấu hiệu tăng giá trung bình từ 10 – 20% nhưng nguyên nhân tăng giá không phải là do tăng lương mà là do thời tiết mưa và chuyển mùa nên lượng rau đổ về các chợ giảm đi trong thấy trong khi sức mua thì vẫn cứ vậy. Chỉ cần hết mùa mưa, nhiều loại rau đến lúa thu hoạch là giá sẽ lại giảm.

Sự im ắng bất ngờ của giá cả trước cú hích tăng lương nghe qua thì có vẻ lạ, nhưng nhiều tiểu thương cho biết, giá cả các mặt hàng thực phẩm thời gian qua đã đến ngưỡng, khiến tình hình buôn bán hiu hắt, ỉu xìu lắm rồi, giờ nếu vẫn tiếp tục tăng người dân sẽ lại càng tiết kiệm, hàng hóa đã ế sẽ lại ế hơn, cả ngày có khi chỉ ngồi để… đuổi ruồi.

Khấp khởi mừng cho giá thực phẩm sau một thời gian tăng phi mã với đủ loại lí do, giờ có cớ tăng lương để tăng tiếp nhưng cũng “chờn” trước những khó khăn của người dân bởi nếu con buôn mà cứ giữ thói tham lam không sớm thì muộn cũng sẽ “già néo đứt dây”.

Vừa an tâm từ chợ quay về, cầm tờ báo, rồi lên mạng ngó nghiêng mấy trang báo điện tử lại tiu nghỉu, lo lắng khi thấy: hết điện, lại xăng dầu, rồi dịch vụ y tế, giá thuốc… tất cả đồng loạt đều xin Chính phủ cho tăng giá. Thế này thì nguy mất, miếng ăn còn nhịn được, chứ xe không đổ xăng sao đi được, thời buổi văn minh mà thiếu điện khác gì quay về thời tiền sử, ốm đau không vào viện thì biết đi đâu, bác sĩ bảo uống thuốc chẳng nhẽ vì giá cao mà lại tiết kiệm không mua… Nhưng đáng sợ nhất là giá điện, giá năng lượng, giá dịch vụ tăng chắc chắn giá nhu yếu phẩm sẽ tăng. Xem xong rồi đành thở dài: bao giờ lương mới chạy kịp theo giá?

Bài toán lương - giá

Nếu coi lương – giá như một bài toán, thì cứ suy theo diễn biến những lần tăng lương rồi tăng giá từ trước đến nay, ta sẽ có một mệnh đề: Khi lương không theo kịp giá => tăng lương=> lương tăng (thậm chí chỉ sắp tăng) => giá cũng tăng => cứ theo vòng luẩn quẩn như vậy. Từ đó, ta dẫn tới kết luận là dù có tăng lương thì người lao động vẫn cứ không đủ chi tiêu tối thiểu cho cuộc sống với mức lương thực lĩnh vì lúc nào cũng đôn đáo chạy theo tăng giá.

Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để tiền lương ít nhất cũng phải đáp ứng được nhu cầu giá cả sinh hoạt tối thiểu?

Bấy lâu nay, chúng ta thường suy luận theo kiểu đổ lỗi: giá tăng là tại lương tăng. Rồi thì chính sách tiền lương, sự điều hành Chính phủ có vấn đề: thấy lạm phát tăng cao, giá cả trong nước bất ổn định, đồng tiền bị trượt giá, đời sống người lao động khó khăn… Chính phủ lại buộc điều chỉnh lương không theo lộ trình đã vạch ra. Nhiều người ác mồm còn cho rằng, vì tăng lương mà lạm phát đã cao lại cao hơn, giá đã đắt đỏ lại còn đắt đỏ hơn, thà không tăng thì thôi tăng them chỉ tổ làm mất thêm giá trị của đồng lương.

Nhưng chúng ta cần song phằng nhìn thẳng thực tế là lương chưa thấy điều chỉnh (chứ chưa nói là sẽ điều chỉnh) mà giá cả đã leo thang đến mức chóng mặt. Vấn đề ở đây không nằm ở lỗi của chính sách tiền lương mà nằm ở chính sách điều hành và quản lý và bình ổn giá.

Bộ Tài chính có Cục quản lý giá, Bộ Công thương có Cục quản lý thị trường phân cấp từ Trung ương đến địa phương… Cả một bộ máy quản lý, giám sát, điều hành giá đồ sộ ngốn không ít tiền ngân sách Nhà nước mà vẫn để tình trạng giá cả leo thang, phi mã, hỗn loạn như hiện nay thì quả thật có vấn đề.

Đất nước ta 80% là nông nghiệp, người dân sống bằng trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu, vậy mà giá cả lương thực, thực phẩm lại đắt đỏ đến mức khó hiểu. Lợi nhuận rơi vào tay người nông dân, số đông làm ra thành phẩm đã đành là một nhẽ nhưng giá trị thực của sản phẩm mà người làm ra thu lại nhiều khi còn lỗ. Vậy thì giá tăng, lợi nhuận rơi vào túi ai?

Xin khẳng luôn, số lợi nhuận đó rơi vào số ít người có tên là: tư thương. Một nhóm người thiểu số nhưng lại có tài thao túng giá cả của không ít mặt hàng, qua mặt toàn bộ các cơ quan quản lý giá được trang bị, học hành cách phòng, chống, xử lý họ.

Đơn cử như mớ rau muống, người nông dân bán cho người buôn chỉ 500 – 1.000 đồng/mớ, nhưng khi đến tay người tiêu dung giá đã được đẩy lên 5.000 – 7.000 đồng, tức là từ người nông dân qua khâu trung gian là lái buôn đến người mua giá mớ rau muống đã bị đẩy lên trung bình 500 – 700%. Một con số kinh hoàng.Nhưng nông dân, người sản xuất ra các sản phẩm thì phải chịu thuế, nhưng các tư thương, đầu chợ, mối chợ thì ai quản lý thuế, ai khống chế giá cả?

Vấn đề ở chỗ các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp nhận vốn ưu đãi tham gia bình ổn giá cần sớm tham gia vào thị trường phục vụ các nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống hàng ngày của nhân dân. Các doanh nghiệp có số vốn hàng trăm tỷ này cần phải “dũng cảm” và tăng cường sức mạnh của mình để cạnh tranh cùng… mấy bà buôn vặt vốn liếng cỡ vài ba triệu bạc. Chỉ có như vậy mới thực sự bình ổn giá. Chứ cứ theo cái kiểu bình ổn giá tại các mặt hàng đưa vào siêu thị như hiện nay. Xin lỗi, chỉ là hình thức, lợi thì có lợi, nhưng lợi cho người giàu, vì có mấy người nghèo có thói quen mua sắm ở siêu thị. Đấy là ở thành phố, chứ chưa nói đến nông thôn, siêu thị chỉ có trong giấc mơ.

Điều chỉnh lương là biện pháp xã hội nhằm ổn định đời sống những người có thu nhập chủ yếu từ lương. Căn cứ để tăng lương là tỷ lệ lạm phát, giá cả hàng hóa thiết yếu, nhu cầu sống ổn định của người lao động, giá công lao động trong giá thành sản phẩm.

Giá cả hàng hóa lại có căn cứ khác để điều chỉnh, đó là từ giá vốn, giá nguyên liệu, giá công lao động, chính sách thuế và nhu cầu thị trường.

Hai lĩnh vực rất khác nhau nhưng suốt thời gian vừa qua luôn gắn với nhau. Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách Nhà nước chưa thống nhất các hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Mới nghe tăng lương, giá thị trường chưa tăng, nhưng các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế đã tăng giá hoặc… dọa tăng giá. Thậm chí mới chỉ sắp tăng lương nhưng các mặt hàng tế nhị, quyết định đầu vào của các ngành sản xuất như than, điện, xăng… lập tức đã tăng. Nhà nước đã vậy, thì trách sao được tư thương.

Xem tin khác [Quay lại]
Thư viện hình ảnh
Văn phòng công ty
Bộ phận sản xuât
Kho cáp bọc
Hình ảnh nhà kho cáp nhôm
Hình ảnh nhà xưởng
Đối tác - Khách hàng

 

 

 

 



Thông tin hữu ích
Liên kết trang Tỷ giá ngoại tệ
(Nguồn: EXIMBANK) Thông tin thời tiết
Ảnh đẹp Hà Nội
Tháp rùa Hồ Gươm
Chùa Trấn Quốc
Hoa lộc vừng Hồ Gươm
Quốc tử giám